• Thang cápSTPower - Thang cáp hay còn gọi là thang điện, thang cáp hoặc cable ladder là thang dẫn dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện trong các nhà máy, chung cư, cao ốc...là kết cấu chịu lực của hệ thống cáp điện.
  • Tủ Hạ thế MSBSTPower - Tủ điện phân phối MSB (Main Distribution Switchboard) là loại tủ điện được lắp đặt ngay sau các trạm hạ thế (từ 15kV xuống 380VAC), chức năng chính của tủ MSB là đóng cắt, bảo vệ an toàn cho hệ thống điện phụ tải. Dòng điện định mức có thể đến 6300A
  • Tủ Điện Trung & Hạ ThếTủ điện STPower được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy.
  • Thiết bị đóng ngắtSTPower nhà phân phối thiết bị đóng cắt ABB chính hãng: MCB, MCCB, CB... Được thiết kế linh hoạt, tin cậy trong các ứng dụng: phân phối điện cho các tòa nhà dân cư & công nghiệp, HVAC, trạm bơm, trung tâm dữ liệu...
  • Thang máng cápSTPower - Hệ thống máng cáp được dùng trong hệ thống dây, cáp điện trong các tòa nhà, xưởng sản xuất, chung cư...
  • Tủ Điện Trung ThếTủ điện STPower được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy.
  • Tủ Hạ Thế Pro E PowerSTPower - Tủ điện Pro E được thiết kế và sản xuất theo quy trình quản lý chất lượng chặt chẽ, có độ ổn định cao, an toàn khi vận hành và đã được ứng dụng rộng rãi trong các trạm phát điện, trạm phân phối điện của các Công ty điện lực, khu công nghiệp, khu dân cư và các nhà máy.

Cách Kiểm Tra Bảng Tủ Điện để Đảm Bảo Sự Hoạt Động Ổn Định

[ENGLISH BELOW]

Bảng tủ điện là một phần quan trọng bởi nó chịu trách nhiệm điều khiển và bảo vệ các thiết bị điện khác nhau trong hệ thống. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách kiểm tra bảng tủ điện để đảm bảo sự hoạt động ổn định.

 

Kiểm định an toàn tủ điện

 

Trước khi tiến hành kiểm tra bảng tủ điện, chúng ta cần kiểm định an toàn của tủ điện. Điều này bao gồm việc kiểm tra xem tủ điện có đáp ứng các quy định an toàn điện hiện hành hay không. 

Theo Thông tư số 33/2015/TT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ ng Thương, các thiết bị tủ điện, thiết bị đóng cắt khi đưa vào sử dụng phải được kiểm định kỹ thuật an toàn. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng cũng cần kiểm định theo định kỳ để kịp thời phát hiện và sửa chữa các sự cố phát sinh. 

Kiêm tra việc lắp đặt và bố trí đúng cách hay chưa, có đủ khoảng cách an toàn xung quanh và có biểu đồ điện và hướng dẫn sử dụng rõ ràng không. Đồng thời, chúng ta cũng cần kiểm tra xem tủ điện có được bảo vệ an toàn bằng các cầu chì, cầu dao và bộ ngắt mạch không. Kiểm định an toàn tủ điện là bước quan trọng để đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho các kỹ thuật viên và người sử dụng.

Kiểm tra tủ bảng điện


Quy trình kiểm định an toàn tủ điện

 

Quy trình kiểm định an toàn tủ điện bao gồm các bước như sau:

  • Kiểm tra bên ngoài: Xác định tình trạng tổng thể của tủ điện bằng cách kiểm tra vết nứt, hỏng hóc hoặc sự tổn thất nào trên bề mặt ngoài.

  • Đo điện trở cách điện: Sử dụng thiết bị đo để kiểm tra điện trở cách điện của tủ điện, đảm bảo rằng không có sự thấm nước hoặc hỏng hóc trong các vùng cách điện.

  • Đo điện trở của cuộn dây điện: Thực hiện đo điện trở của các cuộn dây điện bên trong tủ để đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và không có sự cố. 

  • Kiểm tra độ bền của điện môi: Đánh giá tính trạng của các vật liệu điện môi bên trong tủ, đảm bảo chúng không bị nứt gãy hoặc mục nát.

  • Đo điện trở tiếp xúc: Kiểm tra điện trở tiếp xúc của các kết nối điện trong tủ để đảm bảo rằng chúng không tạo ra nhiệt độ cao gây nguy cơ chập cháy. 

  • Đo dòng điện rò: Sử dụng thiết bị đo để kiểm tra dòng điện rò, đảm bảo rằng không có dòng điện chảy qua các bộ phận không cần thiết và tạo ra nguy cơ giật điện.

  • Đo các thông số đóng cắt thiết bị: Kiểm tra các thông số liên quan đến việc đóng cắt thiết bị trong tủ, đảm bảo chúng hoạt động đúng cách và theo cấu hình đặt trước.

  • Kiểm tra hoạt động của các bộ phận: Kiểm tra hoạt động của các bộ phận khác trong tủ điện như ng tắc, nút nhấn, màn hình hiển thị, đảm bảo chúng hoạt động bình thường.
Quy trình kiểm định an toàn tủ điện

Chu kỳ kiểm định tủ điện gồm:
  • Kiểm định lần đầu: Thực hiện trước khi đưa tủ điện vào sử dụng để đảm bảo rằng nó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hoạt động đúng cách.

  • Kiểm định định kỳ: Thực hiện kiểm định định kỳ theo lịch trình đã đặt, để đảm bảo rằng tủ điện vẫn đảm bảo an toàn và hiệu suất trong quá trình sử dụng.

  • Kiểm định khẩn cấp: Khi có sự cố hoặc lỗi xảy ra trong quá trình sử dụng tủ điện, cần thực hiện kiểm định khẩn cấp để xác định và khắc phục sự cố để đảm bảo tủ điện hoạt động an toàn trở lại.


Quy trình kiểm tra tủ điện

Quy trình kiểm tra tủ điện bao gồm các bước sau:

  • Kiểm tra linh kiện chính trong tủ điện

    Chúng ta cần đảm bảo rằng các linh kiện như cầu chì, cầu dao và cầu gạch không bị hư hỏng và hoạt động đúng cách. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, chúng ta cần thay thế ngay lập tức. Đồng thời, chúng ta cần kiểm tra độ cách điện của tủ điện để đảm bảo không có sự rò rỉ dòng điện và nguy cơ cháy nổ.

  • Kiểm tra hệ thống tiếp địa

    Tiếp theo, cần kiểm tra hệ thống tiếp địa của tủ điện để đảm bảo việc dẫn điện an toàn và chống sự tích tụ của điện tĩnh. Chúng ta cần kiểm tra xem các điểm tiếp địa có đủ độ dẫn điện không và có nối chặt với mặt đất không. Nếu phát hiện các điểm tiếp địa bị hỏng hoặc không đủ độ dẫn điện, cần thay thế hoặc sửa chữa ngay để đảm bảo an toàn trong trường hợp xảy ra sự cố điện.

  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ quá dòng

    Tiếp đến, cần phải kiểm tra hệ thống bảo vệ quá dòng trong tủ điện. Hệ thống bảo vệ quá dòng bao gồm các cầu chì, cầu dao và bộ ngắt mạch. Chúng ta cần kiểm tra xem các linh kiện này hoạt động đúng cách và có đáp ứng đủ khả năng chịu tải. Nếu phát hiện bất kỳ vấn đề nào, chúng ta cần thay thế hoặc sửa chữa linh kiện bị hỏng để đảm bảo bảo vệ hệ thống khỏi quá tải và nguy cơ cháy nổ.

  • Kiểm tra hệ thống đo đếm và điều khiển

    Cuối cùng, chúng ta cần kiểm tra xem các cảm biến, bộ điều khiển và các thiết bị đo đếm hoạt động đúng cách và chính xác. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót nào, chúng ta cần hiệu chỉnh hoặc thay thế các thiết bị bị lỗi để đảm bảo sự hoạt động chính xác và tin cậy của hệ thống điện.

Quy trình kiểm tra tủ điện

Không phải bất kỳ lúc nào cũng cần sự có mặt của các kỹ thuật viên điện cơ. Việc nắm rõ các cách thức và quy trình thực hiện kiểm tra và bảo trì tủ điện giúp đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của hệ thống điện, đồng thời giảm nguy cơ sự cố và hư hỏng không mong muốn cho toàn bộ hệ thống điện của dự án bạn!

________________
The electrical panel is crucial as it controls and safeguards various electrical devices in the system. In this article, we will delve into the methods for inspecting the electrical panel to ensure its stable operation.
 

Safety Inspection of the Electrical Panel


Before conducting an inspection, it's essential to verify the safety of the electrical panel. This involves checking if it complies with current electrical safety regulations.

As per Circular No. 33/2015/TT-BCT dated October 27, 2015, issued by the Minister of Industry and Trade, electrical panel equipment and switching devices must undergo technical safety inspections upon installation. Moreover, periodic inspections during usage are necessary to promptly detect and rectify arising issues.

Inspecting proper installation and arrangement, adequate safety clearances, presence of clear electrical diagrams, and usage instructions is crucial. Additionally, checking for safety protection through fuses, switches, and circuit breakers is vital. Safety inspections of the electrical panel are crucial for ensuring a safe working environment for technicians and users.

 

Procedure for Electrical Panel Safety Inspection


The procedure for inspecting the electrical panel involves the following steps:
 
  • External Inspection: Assessing the overall condition of the electrical panel by checking for cracks, damages, or losses on its exterior surface.
     
  • Insulation Resistance Measurement: Using measurement devices to test the insulation resistance of the electrical panel ensures no water permeation or faults within insulated areas.
     
  • Measuring Wire Coil Resistance: Measuring the resistance of wire coils inside the panel ensures their proper functioning without any malfunctions.
     
  • Dielectric Strength Testing: Evaluating the condition of dielectric materials within the panel ensures they are not cracked, fractured, or deteriorated.
     
  • Contact Resistance Measurement: Checking the contact resistance of electrical connections in the panel ensures they don't generate high temperatures, posing fire hazards.
     
  • Leakage Current Measurement: Employing measurement devices to test for leakage current ensures no unnecessary current flows through non-essential parts, posing electric shock risks.
     
  • Switchgear Equipment Operation Check: Inspecting parameters related to switchgear equipment's operation in the panel ensures their proper function and compliance with preset configurations.
     
  • Other Component Operation Check: Examining the operation of other components within the electrical panel, such as switches, buttons, displays, ensures their normal functioning.

Periodic Inspection Cycles for the Electrical Panel Include:

Initial Inspection: Conducted before commissioning the electrical panel to ensure compliance with safety standards and correct functioning.

Periodic Inspection: Carried out as per a scheduled plan to ensure the panel's ongoing safety and performance during usage.

Emergency Inspection: Performed in case of malfunctions or faults during the panel's operation, aiming to identify and rectify issues for safe resumption of operations.

 

Electrical Panel Inspection Procedure


The procedure for inspecting the electrical panel involves these steps:
 
  • Main Component Inspection:

Ensure components like fuses, switches, and breakers are intact and functioning properly. Promptly replace any identified issues. Also, check the insulation resistance to prevent current leaks and potential fire hazards.
 
  • Grounding System Inspection:

Check the panel's grounding system to ensure safe conductivity and prevent static electricity buildup. Verify the grounding points' conductivity and ensure proper grounding connections. Replace or repair faulty grounding points to ensure safety in case of electrical faults.
 
  • Overcurrent Protection System Inspection:

Inspect the overcurrent protection system within the panel, including fuses, switches, and circuit breakers. Check their correct operation and their capacity to handle loads. Replace or repair any faulty components to prevent overloads and potential hazards.
 
  • Measuring and Control System Inspection:

Finally, check sensors, control units, and metering devices for proper and accurate operation. If any discrepancies are found, recalibrate or replace malfunctioning equipment to ensure the accurate and reliable operation of the electrical system.

Not every electrical inspection requires the presence of an electrical technician. Understanding these inspection methods and procedures ensures the stable and safe operation of the electrical system while reducing the risk of unwanted malfunctions and damages to your project's entire electrical system!
CÔNG TY CỔ PHẦN STPOWER

Địa chỉ: Lô 47, Đường Số 2, KCN Đà Nẵng, Q. Sơn Trà, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0905 959 564 - 02363 959 797
Fax:
Email: info@stpower.com.vn

Số 276C Lò Lu, P. Trường Thạnh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh

76 Nguyễn Thị Định, P. Phước Long, TP. Nha Trang, Việt Nam

Số 38 Trần kế xương, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng